Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Tour du lịch tâm linh về miền Kinh Bắc ra mắt từ 2/9

tour-du-lich-tam-linh-ve-mien-kinh-bac-ra-mat-tu-2-9

Du khách sẽ di chuyển đến các điểm tham quan bằng cách tự đạp xe trên các con đường làng, có thể dừng lại chụp ảnh với các bãi dâu và đồng hoa cải khi vào mùa.

Từ 2/9, du khách có cơ hội trải nghiệm tour du lịch một ngày với lịch trình Hà Nội – Thuận Thành – Chùa Dâu – Chùa Bút Tháp - Lăng mộ Kinh Dương Vương – Đông Hồ – Hà Nội do APT Travel tổ chức.

Ông Nguyễn Hồng Đài, Tổng giám đốc hãng lữ hành này cho biết: “Bắc Ninh hiện có thế mạnh độc đáo khi sở hữu hai di sản thế giới và hàng trăm di tích, làng nghề truyền thống. Tour du lịch tâm linh kết hợp trải nghiệm sinh thái và du lịch cộng đồng tại miền quan họ sắp ra sẽ góp phần phát triển du lịch Bắc Ninh trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước”.

Theo đó, tour đưa du khách khám phá Chùa Dâu - cái nôi tiếp nhận Phật giáo ở Việt Nam, chùa Bút Tháp - ngôi chùa cổ có ngọn tháp đá cao 9 tầng và tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam, lăng mộ Kinh Dương Vương - nơi duy nhất ở Việt Nam còn nguyên dấu tích Thủy tổ người Việt, làng tranh Đông Hồ - làng nghề nổi tiếng với dòng tranh dân gian vẽ trên giấy dó.

tour-du-lich-tam-linh-ve-mien-kinh-bac-ra-mat-tu-2-9-1

Nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế ở làng tranh Đông Hồ là điểm đến độc đáo của tour. Tour khởi hành hàng ngày với mức giá 1.530.000 đồng một khách.

Không chỉ là cái nôi văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Ninh còn nổi tiếng với các đặc sản có thể làm quà như bánh gio Phủ Từ, gà Hồ, rượu làng Vân, rượu ốc... với cách chế biến cổ truyền vẫn được giữ lại từ bao đời nay.

Xem thêm: Một ngày trọn vẹn ở quê hương quan họ Bắc Ninh

Ngôi làng toàn đồ giả ở Trung Quốc

Thứ năm, 1/9/2016 | 12:03 GMT+7

Nhiều du khách đã vui đùa gọi Đại Phân là làng đại gia, bởi nhà nhà, người người đều sở hữu hàng trăm kiệt tác nghệ thuật của thế giới, tuy nhiên tất cả đều là giả.

Đại Phân là một ngôi làng nhỏ nằm ở ngoại ô Bố Cát, quận Long Cương, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Du khách phương Tây khi ghé thăm nơi này đều bày tỏ sự thích thú khi được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới bày la liệt ở nhiều cửa hàng, lối đi trong làng.

Tới đây, bạn có thể dễ dàng chiêm ngưỡng các bức họa nổi tiếng thế giới như Mona Lisa, Bữa Tiệc Ly... cùng nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng thời phục hưng, hiện đại và đương đại mà không cần phải chen lấn như trong bảo tàng Louvre, Paris, Pháp.

Tất nhiên, các bức họa ở đây đều là hàng giả, được họa sĩ đương thời sao chép. Ngôi làng được hình thành từ những năm 1990, khi một nhóm khoảng 20 nghệ sĩ tới đây trú ngụ. Công việc chính của họ là ngày đêm sao chép lại các tác phẩm để đời của Van Gogh, Dalí, Leonardo Da Vinci, Rembarndt hoặc Warhol.

Công việc làm ăn của các họa sĩ này nhanh chóng gặp thuận lợi và họ kiếm được rất nhiều tiền. Để đáp ứng nhu cầu mua tranh giả ngày càng tăng, rất nhiều họa sĩ đổ tới đây để sao chép tranh. Vào năm 2006, ngôi làng là nơi trú ngụ của 1.000 họa sĩ.

Ngày nay, Đại Phân có khoảng 5.000 cư dân là họa sĩ, cả chuyên và không chuyên với hơn 600 phòng trưng bày. Mỗi năm, nơi đây sản xuất và tiêu thụ khoảng 5 triệu bức tranh giả.

Trên ảnh là họa sĩ Zhao Xiaoyong. Ông chỉ mất khoảng 30 phút để "sao y bản chính" một tác phẩm nổi tiếng. Ông cũng đã bán được khoảng 70.000 bức vẽ của Van Gogh, với giá từ 200 tệ (khoảng 665.000 đồng) đến 1.500 tệ (gần 5 triệu đồng).

Theo ChinaDaily, khoảng 60% những bức tranh giả được bán trên toàn thế giới có nguồn gốc từ Đại Phân. Trên lối đi vào làng, du khách có thể nhìn thấy khá nhiều họa sĩ đang ngày đêm miệt mài "múa cọ".

Tuy nhiên, điều kiện sống ở đây được nhiều người đánh giá là tồi tàn, nhếch nhác.

Nhiều du khách đã nói đùa rằng, Đại Phân có lẽ là ngôi làng toàn "đại gia", bởi đâu đâu cũng thấy treo các kiệt tác của nhân loại. Thậm chí có người còn hài hước so sánh bảo tàng Louvre của Paris cũng phải thua "bảo tàng Đại Phân" này.

Ảnh: Amusing Planet.

Anh Minh   |  

5 món ngon nhắc đến là thèm ở Mù Cang Chải

Thứ năm, 1/9/2016 | 10:31 GMT+7

Thịt lợn đen nướng, cá hồi, nhộng ong rừng… là những đặc sản bạn nên thử khi đến Mù Cang Chải du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới.

5-mon-ngon-nhac-den-la-them-o-mu-cang-chai

Món ăn đầu tiên khi nhắc đến Mù Cang Chải phải là thịt lợn đen nướng. Lợn lông đen được nuôi thả tự nhiên có thịt chắc, thơm. Miếng thịt có cả nạc, mỡ và bì, tẩm ướp gia vị với hạt mắc khén rồi bọc ngoài vài lớp lá dong tươi, kẹp cây rừng cho chắc trước khi mang nướng trên than hoa. Người nướng phải chú ý lật liên tục sao cho lớp lá dong bên ngoài cháy khô nhưng khi bóc ra, miếng thịt bên trong chín, bên ngoài vàng ươm. Sau đó mới thái thành miếng vừa ăn bày vào đĩa, ăn ghém với vài cọng rau thơm. Thịt nướng vừa tới đượm mùi thơm của lửa, chín mềm. Ảnh: wn.com

5-mon-ngon-nhac-den-la-them-o-mu-cang-chai-1

Không còn chỉ được nhập khẩu từ châu Âu hay Bắc Mỹ, cá hồi hiện nay đã được nuôi ở nhiều vùng núi cao Việt Nam trong đó có Khau Phạ, Mù Cang Chải. Tuy là cá nuôi, thịt cá hồi ở các nhà hàng tại đây vẫn có màu hồng cam đặc trưng với thớ thịt săn mềm. Cá được lọc xương, thái mỏng để ăn sống như gỏi với một số loại rau rừng. Đầu cá và xương sẽ được nhà hàng chế biến thành lẩu chua cay. Ảnh: mucangchai

5-mon-ngon-nhac-den-la-them-o-mu-cang-chai-2

Nếu Hà Nội có cốm làng Vòng thì Mù Cang Chải nổi tiếng với cốm Tú Lệ làm từ giống gạo nếp Tú Lệ nổi tiếng. Thóc được đổ vào rang trong chảo gang đúc trên lửa nhỏ, người rang phải đảo tay liên tục đến lúc thóc chín thơm, để nguội thì đổ thành từng mẻ vào cối giã. 10 lần vừa giã, vừa sàng bỏ trấu mới xong một mẻ cốm. Cốm Tú Lệ có thể dùng nấu cháo vịt, nấu chè, làm tôm và thịt chiên cốm. Hay cũng có thể bốc một nhúm giữ trong tay để vừa ngồi ngắm mặt trời xuống ngang sườn đồi, vừa chầm chậm nhai để cảm nhận vị thơm đang tan nhẹ nhàng trong miệng. Ảnh: dulichyenbai

5-mon-ngon-nhac-den-la-them-o-mu-cang-chai-3

Mùa sinh sản của ong rừng chỉ từ tháng 4 đến tháng 8. Đây cũng là lúc người dân tìm lấy nhộng non của ong để về chế biến món nhộng xào mùng. Để làm món này, quan trọng nhất là phải giữ cho con nhộng khi chín không bị nát mà căng tròn, bóng mỡ, vàng ươm, điểm thêm màu xanh của lá chanh thái nhỏ đẹp mắt. Nhộng ong rừng vừa bổ lại vừa béo, để ăn cơm cũng ngon mà nhâm nhi cùng chén rượu miền núi cũng thú vị không kém. Ảnh: mucangchai

5-mon-ngon-nhac-den-la-them-o-mu-cang-chai-4

Lúa nếp ở Tú Lệ chín theo mùa, hạt nào hạt ấy vừa dài vừa mẩy, được xếp vào một trong những loại nếp ngon nhất nước ta. Thứ gạo ấy  trộn cùng các loại lá cây rừng, đồ lên thành xôi ngũ sắc có vị thơm ngọt và dẻo đến kỳ lạ. Dẻo mà lại rời từng hạt nếp chứ không dính chặt lấy nhau như đa phần các loại nếp thường khác. Người ta nói rằng, nhờ nguồn nước từ con suối trên đỉnh Khau Phạ mà hạt xôi chín căng bóng, nhai kỹ chỉ thấy béo bùi mà không ngán. Xôi nếp nương Tú Lệ bán nhiều trong các chợ phiên Mù Cang Chải, chấm với muối lạc hoặc ăn nóng cùng thịt lợn rừng nướng thơm phức, khiến cái se lạnh vùng cao cũng giảm bớt đi phần nào. Ảnh: Hữu Duyên.

Xem thêm: Mù Cang Chải mùa nước đổ đẹp như tranh

Yên Hòa

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parent().parent().parent().parent(); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = 'http://vnexpress.net'; Parser.URL = 'http://ift.tt/1MZpeX8'; Parser.FLASH_URL = 'http://ift.tt/1MZpghA'; Parser.SITE_ID = 1003231; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } });

Phố cổ Hà Nội trước ngày nới lỏng 'giờ giới nghiêm'

Thứ năm, 1/9/2016 | 09:00 GMT+7

Nửa đêm, các quán bar, pub lần lượt đóng cửa, không khí sôi động trước đó nhường chỗ cho sự yên bình trong từng con ngõ ở phố cổ

Tạ Hiện là con phố tập trung du khách đông nhất trong khu vực phố cổ với các quán bar, nhà hàng san sát nhau. Từ 20h, con phố trở nên tấp nập và kéo dài đến tận đêm khuya. Từ ngày 1/9, đây cũng sẽ là một trong những phố đầu tiên ở Hà Nội được thực hiện thí điểm mở bán đến 2h sáng.

Vào đêm cuối cùng tháng 8, các hàng quán thực hiện khá nghiêm túc quy định về "giờ giới nghiêm". Từ 23h30, công an phường đi nhắc nhở các cơ sở kinh doanh thu dọn dần. 

Phần đông khách lúc này cũng dần ra về. Những người muốn ngồi nán lại được chủ quán mời vào trong nhà. 

Tuy nhiên, các hàng quán chỉ thực sự đóng cửa từ 0h30. Các xe taxi chờ đón những vị khách cuối cùng, một số đưa đến các điểm vui chơi khác.

Đường phố nửa đêm vắng bóng người nhưng ngập trong rác thải ăn uống bị bỏ lại. Các nhân viên vệ sinh môi trường phải làm việc liên tục đến 1-2h sáng để thu dọn hàng tạ rác thải.

Anh Nguyễn Tuấn Anh, nhân viên xí nghiệp môi trường số 2 cho biết công việc kết thúc tùy vào khối lượng rác mỗi ngày, bởi anh phải quét đến khi nào hết rác mới xong.

Quy định mới áp dụng từ 1/9 cho phép quán bar, nhà hàng mở cửa đến 2h sáng, vào 3 ngày cuối tuần là một trong những thay đổi nhằm thu hút khách đến Hà Nội

Hoàn Kiếm là khu vực đầu tiên được thực hiện thí điểm. Các doanh nghiệp kinh doanh phải đáp ứng điều kiện về đảm bảo an ninh, an toàn, không vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là tiếng ồn với các công trình liền kề.

Cũng từ đầu tháng 9, Hà Nội phục vụ wifi miễn phí và mở rộng không gian đi bộ ra khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. 

Ảnh: Giang Huy

Chủ khách sạn nhìn trộm khách quan hệ suốt 29 năm

Gerald Foos là chủ một khách sạn Manor House ở Colorado. Suốt 29 năm, Foos đã nhìn trộm hàng nghìn cặp đôi quan hệ trong khách sạn của mình. Sự việc chỉ bị vạch trần khi nhà báo Gay Talese đăng bài trên tờ New Yorker đầu năm 2016.

Tuy nhiên, theo Denver Post, Foos đã bán khách sạn vào năm 1995 và muốn trở thành một nhà tình dục học chứ không phải là kẻ bệnh hoạn hay suy đồi. Foos quan sát các cặp đôi quan hệ thông qua lỗ thông hơi trên trần thạch cao giả và ghi lại các vấn đề nhìn thấy. Ví dụ năm 1973, ông phân loại được 184 cực khoái ở nam và con số này là 33 ở nữ, hay chỉ khoảng 3% khách hàng là không quan hệ tình dục.

chu-khach-san-nhin-trom-khach-quan-he-suot-29-nam

Các khách sạn rẻ tiền có khả năng xảy ra trường hợp bị nhìn trộm. Ảnh: Istock.

Theo chân Foos, Talese nhận ra người đàn ông này “có ham muốn không thể kiểm soát trong việc nhìn vào đời tư của người khác”. Mặc dù đã bán khách sạn nhưng Foos vẫn có khả năng đối mặt với rắc rối trong vụ giết người vào năm 1977. Ông nói rằng đã chứng kiến nhưng không bao giờ báo cáo, giả sử nó thực sự xảy ra.

Foos cho biết ông chưa sẵn sàng để đối diện với bất kỳ điều gì. “Tôi chỉ là một linh hồn tội nghiệp”, Foos nói, đồng thời khẳng định chưa có vị khách nào bị tổn thương do sự tò mò của mình cũng như họ sẽ không bao giờ biết được bản thân đã bị theo dõi.

Xem: Du khách tiết lộ từng thấy cặp đôi quan hệ trong bể bơi

Chàng trai Hà Nội thử lòng người Nepal bằng cách vờ ăn xin

Nguyễn Ngọc Quỳnh, sinh năm 1985, Hà Nội vừa có chuyến du lịch đến Nepal vào cuối tháng 8. Sau vài ngày phượt một mình ở mạn núi Đông Bắc nước này, anh trở lại Kathmandu và theo học một thầy dạy tiếng Tạng cấp tốc để trải nghiệm giọng đọc và cách ghép chữ trong ngôn ngữ địa phương.

chang-trai-ha-noi-thu-long-nguoi-nepal-bang-cach-vo-an-xin

Nguyễn Ngọc Quý là người đam mê xê dịch và hiện làm đồ handmade, bán chó mèo để có thêm chi phí cho sở thích.

"Người dân ở đây chủ yếu theo đạo, rất lành tính, trừ những người buôn bán, tài xế, thấy người nước ngoài thường nói giá gấp 4,5 lần. Ăn xin có ở khắp nơi, trông ai cũng khổ và buồn, tạo cảm giác đáng thương cho người khác bố thí", anh Quỳnh chia sẻ.

Để tương tác và có thể hiểu được tâm lý của họ, anh quyết định vờ làm ăn xin và ngồi cạnh "những người cùng nghề" tại khu bảo tháp Boudhanath Stupa. "Mình thấy trước giờ khái niệm ăn xin chỉ đơn giản là xin và cho. Một số thử nghiệm ở nước ngoài để thử lòng người khác như dán tiền lên áo thì chỉ một chiều là cho đi. Do đó, mình nghĩ ra kiểu kết hợp cả cho và nhận, vui và buồn nên sáng hôm sau thực hiện luôn", anh Quỳnh bộc bạch.

chang-trai-ha-noi-thu-long-nguoi-nepal-bang-cach-vo-an-xin-1

Người cho anh mỗi lúc một đông.

6h30 sáng 30/8, chàng trai Hà Nội xuất hiện giữa đám đông với chiếc mũ bỏ sẵn 15 tờ 5 rubi, tương đương 15.000 đồng và mảnh giấy có dòng chữ cùng biểu cảm với nội dung: "Tôi hạnh phúc, hãy lấy nếu bạn buồn, hãy cho nếu bạn vui". Anh Quỳnh cho biết ban đầu ngồi xin anh khá run nhưng khi mọi người đi qua, nhìn tờ giấy đọc rồi cười và cho tiền, anh thấy rất vui.

"Mọi người đi quanh bảo tháp rất đông, trông mặt ai cũng như đang bận gì đó hay lẩm nhẩm đọc kinh. Đến lúc đi đến chỗ mình, họ đi chậm lại, tò mò đọc, và cười. Có người còn cười phá, dơ tay ra ký hiệu like", anh nhớ lại.

Người cho anh mỗi lúc một đông, người cho 5 rubi, người cho 200 rubi, trong khi những ăn xin khác chỉ nhận được trung bình cao nhất là tờ 20 rubi. Không ít người còn bàn tán, chỉ trỏ khi anh kéo một cô bé ăn xin Nepal ngồi cạnh và cho mượn mũ cùng ít tiền để "hành nghề". Sau nửa tiếng, tổng số tiền anh Quỳnh xin được là 3.000 rubi (gần 600.000 đồng) từ những người dân và không ai lấy tiền từ mũ của anh.

chang-trai-ha-noi-thu-long-nguoi-nepal-bang-cach-vo-an-xin-2

Anh "lại quả" cho cả người dân.

Kết thúc thử nghiệm, Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết anh đã chia số tiền cho những người ăn xin xung quanh, chỉ giữ một phần để mua quà ghi lại kỷ niệm đặc biệt này. Với chàng trai từng chu du rất nhiều nơi này, Nepal không chỉ ấn tượng với thiên nhiên tươi đẹp, trời đất giao hòa, mà còn bởi những con người thân thiện, chân chất và sẵn sàng chia sẻ.

Ảnh Nepal trong mắt chàng trai Hà Nội

Các quy tắc ngầm nên cẩn thận trong thực đơn nhà hàng

Cuốn thực đơn nhìn qua tưởng chừng chỉ là cuốn sổ ghi tên món ăn. Tuy nhiên, trên thực tế, những chuyên gia ẩm thực đã nghiên cứu rất kỹ để đưa ra các giải pháp, đánh thức vị giác của người ăn và khiến họ hào phóng hơn khi chi tiền.

Lý do thực đơn hay có hình ảnh 

cac-quy-tac-ngam-nen-cn-than-trong-thuc-don-nha-hang

Ngoài việc để cho thực khách dễ hình dung, khách nước ngoài có thể hiểu được món ăn mà không gặp trở ngại thì việc làm này còn thúc đẩy kinh doanh của các nhà hàng.

Họ biết rằng, một món ăn khi được hiển thị bằng hình ảnh sẽ kích thích vị giác hơn gấp nhiều lần so với chỉ in tên và thành phần món ăn một cách đơn thuần. Vì vậy, nhà hàng thường minh họa các món ăn đắt tiền, các món ăn chủ đạo, thực khách có xu hướng chọn ngay những món đó trước khi có thời gian tính toán, nghĩ nhiều về giá cả.

Các món rẻ tiền hay đặt ở cuối

cac-quy-tac-ngam-nen-cn-than-trong-thuc-don-nha-hang-1

Bạn có tìm ngay ra món hamburger, salad hay cốc cà phê bình dân nằm ở đâu trong cuốn menu nếu chỉ có 10 giây để tìm chúng không. Không nhiều người thành công, bởi lẽ các nhà hàng có chiến thuật "giấu" chúng vào những nơi khó tìm nhất như ở dòng cuối cùng, trang cuối cùng... Trước khi tìm thấy món ăn bình dân, tâm trí bạn sẽ "đi qua" một loạt các món ăn có tên gọi hấp dẫn khác, và dĩ nhiên là cũng đắt hơn nhiều. Đây chính là chiến thuật phân tán tư tưởng của thực khách, mong rút hầu bao của họ một cách tự nguyện và êm ái.

Sự chênh lệch lớn trong giá bán

cac-quy-tac-ngam-nen-cn-than-trong-thuc-don-nha-hang-2

Trong thực đơn nhà hàng, bạn sẽ có thể thấy một số món ăn có giá đắt gấp 3 lần các món ăn còn lại. Tỷ lệ này rất cao, có thể "được ăn cả, ngã về không". Tuy nhiên, nhiều chủ hàng lập luận, đa số mọi người sẽ tự nghĩ rằng: "Tiền nào của nấy" hoặc "Hẳn là chúng ngon lắm mới có giá đó", vì vậy, đánh thức "máu liều" trong họ khi quyết định chọn lựa món ăn có giá đắt gấp 3. Kể cả khi món ăn có đôi chút khiếm khuyết thì tâm lý chấp nhận thử thách khiến khách dường như sẽ xuề xòa hơn.

Nếu thực khách không dám mạo hiểm thì lúc này, họ sẽ cảm thấy các món rẻ hơn kia hấp dẫn hơn nhiều. Vậy là cuối cùng, nhà hàng vẫn là bên có lợi nhất.

Cái bẫy "kích thước"

cac-quy-tac-ngam-nen-cn-than-trong-thuc-don-nha-hang-3

Theo một số chuyên gia ẩm thực, phân chia món ăn thành các size khác nhau cũng chính là cách mà các nhà hàng khuyến khích bạn tiêu nhiều hơn. Không ít người thường có tâm lý sẽ nghĩ rằng suất nhỏ là không đủ nên sẽ mạnh dạn gọi đĩa lớn, thực tế là đa phần những người gọi suất nâng hạng sẽ bỏ thừa suất ăn của mình do nhiều hơn sức ăn của bản thân. Hơn nữa, chẳng có gì để so sánh hai suất ăn đó có tỷ lệ thế nào với nhau nên cũng khó để đánh giá mức chênh lệch giá tiền có hợp lý hay không.

Cẩn thận những món được đóng khung

cac-quy-tac-ngam-nen-cn-than-trong-thuc-don-nha-hang-4

Bạn nên cảnh giác với những món ăn được đóng khung trong thực đơn. Đây là những món ăn nhà hàng muốn bạn chú ý và kích thích bạn gọi chúng. Đây thường là những món có cái tên mỹ miều hay được gọi là món đặc biệt chỉ nhà hàng mới có. Thực tế, chúng không khác nhiều các món ăn trong menu, có thể thêm một vài gia vị, nguyên liệu bình dân, được người thiết kế thực đơn "phù phép" cho trở nên hấp dẫn mà thôi. 

Cũng nên cẩn trọng với các món ăn "gia truyền"

cac-quy-tac-ngam-nen-cn-than-trong-thuc-don-nha-hang-5

Chẳng ai dám đảm bảo món ăn có bí quyết gia truyền từ đời này sang đời khác là phù hợp với khẩu vị của bạn. Mà quan trọng là bạn hiếm khi có thể kiểm chứng được cái danh "gia truyền" có thực sự hay không. Nó cũng giống như một chiêu thức để bạn yên tâm hơn về món ăn mà thôi.

Xem thêm:

Theo Ngôi sao

10 món thịt nướng làm thực khách nhìn là mê

Thứ năm, 1/9/2016 | 06:15 GMT+7

Thịt nướng bằng đá lửa pachamanca, xiên yajitori hay lợn sữa nướng là những món ăn khiến du khách khó lòng bỏ qua nếu là người yêu ẩm thực.

Asado - Argentina

Thịt nướng Asado có cách chế biến khá giống ở Mỹ. Argentina là một trong những nước có người dân "cuồng" thịt nướng nhất thế giới. Họ thích tham gia vào những buổi nướng thịt vui vẻ tổ chức hàng tuần.   

Braai - Nam Phi

Nam Phi cũng là một trong số các quốc gia đứng đầu về ẩm thực, và tại đây người dân thường có các buổi tụ tập gia đình, bạn bè để tổ chức nướng thịt, xúc xích hay thịt gà xiên que. 

Lechon - Philippines

Lechon là món nướng cả con lợn sữa trực tiếp trên than hồng hoặc trong một lò lớn của người Philippines. Đảo Cebu là nơi có món lechon ngon nhất nước này. 

Yakitori - Nhật Bản

Yakitori là thịt gà xiên que tre nướng trên vỉ với nhiều biến tấu khác nhau. Ngày nay, món ăn này còn được phát triển thành các món xiên khác nhau, không chỉ với thịt gà. 

Churrasco - Brazil

Churrascaria là tên gọi các nhà hàng chuyên phục vụ món churrasco (thịt nướng kiểu Brazil). Các bàn ăn luôn đầy ắp thịt nướng, khách tấp nập nên đây là thiên đường cho người mê món này. Churrasco cũng xuất hiện ở một số quốc gia như Bolivia, Ecuador, Guatemala, Bồ Đào Nha.

Gogigu - Hàn Quốc

Món nướng Hàn Quốc thường có đặc điểm là đặt bếp nướng giữa bàn, xung quanh bày biện các nguyên liệu ăn kèm.

Pachamanca - Peru

Pachamanca (nghĩa là nồi đất ở Quechua) là một trong những món ngon truyền thống nấu theo cách của người Inca xưa. Đào một lỗ sâu dưới đất rồi đặt đá lửa xung quanh để làm chín thịt đặt ở giữa.  

Thịt nướng Mông Cổ - Đài Loan

Mặc dù tên là Mông Cổ, món ăn này lại có nguồn gốc từ Đài Loan. Món gồm có thịt nướng thái lát, mì và rau được nấu nhanh. 

Lovo - Fiji

Thịt nướng của người Fiji có tên là Lovo, đá lửa đặt trong một lò nướng có ống thổi khiến cho thịt được làm nóng dần dần bằng chính hơi và khói. 

Tandoor - Ấn Độ

Tandoor là món nướng đặc trưng của người Ấn Độ, lấy theo tên của chiếc lò gốm. Không chỉ sử dụng các loại thịt, tandoor còn làm chín cả bánh mì dẹt, rau củ bằng sức nóng của than. 

(Theo CNN)

Hương Chi   |  

Cặp đôi người Ấn Độ bị cấm leo Everest 10 năm vì bịa chuyện

Một cặp vợ chồng người Ấn Độ đã bị chính quyền Nepal cấm leo đỉnh Everest trong vòng 10 năm, sau khi họ phát hiện ra hai du khách này đã nói dối về việc chinh phục nóc nhà thế giới này vào tháng 5. Các nhà chức trách điều tra được, cả hai đã ghép ảnh mình vào những bức hình chụp đỉnh Everest của một nhà leo núi Ấn Độ khác, rồi khẳng định mình đã leo lên đỉnh ngọn núi này, The Guardian đưa tin ngày 30/8.

cap-doi-nguoi-an-do-bi-cam-leo-everest-10-nam-vi-bia-chuyen

Hai vợ chồng Dinesh và Tarkeshwari đã ghép ảnh và nói dối công chúng về việc mình đã chinh phục thành công đỉnh Everest. Ảnh: The Guardian.

Vào ngày 8/6, nhiều tờ báo của Ấn Độ đồng loạt đưa tin về việc cặp đôi cảnh sát người Ấn Độ, cùng 30 tuổi, Dinesh và Tarkeshwari Rathod đã chinh phục thành công đỉnh núi Everest vào ngày 23/5. Họ cũng chính thức trở thành cặp vợ chồng người Ấn Độ đầu tiên tạo ra kỷ lục này.

Tuy nhiên, không lâu sau đó cảnh sát Ấn Độ đã nhận được khiếu nại từ nhiều người leo núi khác. Một trong số đó là Satyarup Siddhanta, người đã chinh phục đỉnh Everest thành công trước vợ chồng Rathod 2 ngày. Satyarup khẳng định đôi vợ chồng đã ghép ảnh của họ vào ảnh của mình và dựng lên câu chuyện dối trá.

Đại diện cảnh sát ở Pune, nơi đôi vợ chồng làm việc, cho biết vụ việc dối trá này của họ "thực sự gây sốc" và "làm hoen ố hình ảnh của lực lượng cảnh sát Ấn Độ".

Phía cảnh sát cũng cho biết đôi vợ chồng này đã biến mất sau khi sự việc bị phanh phui, cũng như không hợp tác với chính quyền trong cuộc điều tra. Hai người Sherpa đã hướng dẫn cặp đôi leo núi hồi tháng 5 cũng đã bỏ trốn.

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới so với mực nước biển, 8.850 m. Đường lên đỉnh Everest là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). Đây là đỉnh núi nổi tiếng, hàng năm thu hút nhiều du khách tới chinh phục.

Xem thêm Những điều thú vị về đỉnh Everest

8 khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ trên đường du lịch

Thứ tư, 31/8/2016 | 19:00 GMT+7

Đối với du lịch, phái mạnh và phái đẹp cũng có những quyết định và sở thích khác biệt rất thú vị.

Xếp đồ

Phụ nữ thường là người mang theo nhiều đồ hơn và cũng chuẩn bị mọi thứ từ sớm hơn so với nam giới. Đàn ông thường sát đến giờ khởi hành mới bắt đầu xếp đồ và họ mang rất ít.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 54% đàn ông bắt đầu sửa soạn hành lý trong vòng 24h trước giờ lên đường, trong khi phụ nữ chỉ có 46%. 91% phụ nữ không mặc hết số quần áo mang theo, trung bình họ mang 36 sản phẩm cho một tuần lễ, trong khi đàn ông chỉ mang trung bình 18 đồ.

Hoạt động ngoài trời

Mặc dù sự lựa chọn hoạt động ngoài trời dựa vào tính cách và đặc điểm thể chất mỗi người, tuy nhiên theo một số cuộc khảo sát, các chuyên gia nhận ra rằng, đàn ông và phụ nữ có khuynh hướng lựa chọn hoạt động phân hóa theo giới tính. Cụ thể là, đàn ông thường thích các loại tour vận động dạng leo núi, đi bộ, đạp xe, chèo thuyền hay thám hiểm. Còn phụ nữ đa phần thích các hoạt động thiên về văn hóa, trải nghiệm cùng người dân địa phương, gần gũi thiên nhiên.

Loại hình du lịch theo nhóm hay một mình

Vì lý do an toàn nên phụ nữ thường đi du lịch theo nhóm hơn là đơn thương độc mã, tỷ lệ này chiếm đại đa số. Tuy nhiên trong 5 năm gần đây, số lượng phụ nữ du lịch một mình có dấu hiệu tăng lên. Họ trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn để tránh những tình huống bất trắc. Một số bạn gái có tính cách độc lập, có thể tự lên kế hoạch, tự chủ về kinh tế chọn loại hình này để tự do làm điều mình muốn và dễ dàng kết bạn.

Điểm đến

Cũng giống như cách lựa chọn hoạt động, việc lựa chọn điểm đến phụ thuộc vào sở thích cá nhân là chủ yếu. Nhưng theo các khảo sát ngẫu nhiên, đàn ông Mỹ có hứng thú với các tour đi Nam Cực, Nam Mỹ hoặc những nơi xa xôi, nhiều thử thách còn phụ nữ Mỹ thì thích đi châu Âu và những nơi lãng mạn, tiện lợi để mua sắm và ăn uống

Đưa ra quyết định du lịch

Khi đưa ra quyết định về các chuyến đi, phụ nữ "cầm trịch" tới 80%, nên ngành công nghiệp du lịch tập trung phục vụ sở thích của phái đẹp.

Phụ nữ cũng chịu sự ảnh hưởng từ gia đình trong các chuyến du lịch, 64% số họ đi chơi kết hợp thăm người thân, bạn bè, trong khi nam giới chỉ là 57%. Phụ nữ cũng có xu hướng đi du lịch cùng gia đình hơn là đàn ông, tỷ lệ này là 74% so với 68% của phái mạnh.

Đàn ông mất nhiều thời gian hơn để đưa ra kế hoạch đi du lịch. Nhưng với khi đã quyết định, phụ nữ sẽ dành nhiều thời gian chuẩn bị hơn. Có tới 31% đàn ông không làm gì đặc biệt để chuẩn bị cho kỳ nghỉ, trong khi phụ nữ chỉ có 14%.

Số ngày dành cho du lịch

Đàn ông thường có xu hướng nghỉ dài hơn. Kỳ nghỉ lý tưởng của đàn ông dài hơn 2 tuần trong khi phụ nữ chỉ dưới một tuần, một phần vì các ràng buộc từ phía gia đình, con cái.

Tuy nhiên nhiều ngày nghỉ không có nghĩa là đàn ông đi du lịch nhiều hơn phụ nữ. Trung bình, phụ nữ cứ 10 tháng du lịch mọt lần, trong khi đàn ông là 12 tháng. 

Cách chi tiêu

Không khó đoán khi tỷ lệ chi tiêu của phụ nữ khi đi du lịch cao hơn hẳn nam giới. 15% phụ nữ chi hơn 263 USD mỗi ngày so với chỉ 5% nam giới. 81% đàn ông có khả năng tiết kiệm trước chuyến đi trong khi phụ nữ chỉ 72%. 10% phụ nữ có thể có khoản vay tiền mặt vì kỳ nghỉ trong khi đàn ông thường dùng thẻ credit.

Khảo sát cũng cho thấy phụ nữ chi tiêu nhiều hơn vào quần áo và các sản phẩm miễn thuế, trong khi đàn ông thiên về thực phẩm và đồ uống. 45 % phụ nữ dành nhiều thời gian hơn cho mua sắm và nhiều khả năng mua đồ địa phương, trong khi tỉ lệ đàn ông chỉ là 36%.

Sử dụng thư điện tử và mạng xã hội

Đàn ông có xu hướng kiểm tra thư điện tử trong thời gian nghỉ là 43%, nhiều hơn của phụ nữ là 28%. Trong khi đó, phụ nữ lại có xu hướng vào mạng xã hội thường xuyên hơn với 69%, đàn ông chỉ 53%. Và nếu có cơ hội, 37% đàn ông cho rằng họ sẽ từ bỏ mạng xã hội trong 6 tháng cho kỳ nghỉ mơ ước trong khi chỉ có 24% phụ nữ dám làm như vậy.

Theo Ngoisao

Chó trở thành 'ngôi sao' vì thích ôm chân du khách

Con chó có tên Louboutina, là món quà mà một người bạn tặng cho Cesar Fernandez - Chave cách đây 5 năm. Vào tháng 2/2014, trước lễ tình nhân một tuần, Louboutina bắt đầu học cách "nắm tay" với Cesar. Đến mùa xuân năm 2015, nó bắt đầu biết "ôm". 

Ban đầu, Louboutina chỉ ôm Cesar, nhưng sau đó nó làm điều này với cả những người lạ gặp trên đường, theo Today.com ngày 25/8.

cho-tro-thanh-ngoi-sao-vi-thich-om-chan-du-khach

Cesar Fernandez - Chave là một người đồng tính và cô đơn, nên khi dạy Louboutina "nắm tay" vào năm 2014, anh đã tự đùa rằng "ít nhất mình vẫn có người để nắm tay" trong lễ tình nhân. Ảnh: Instagram.

Những tấm ảnh chụp Louboutina ngồi trên chân sau, dùng chân trước để ôm người qua đường đã được các du khách chụp lại, đăng trên Instagram và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Louboutina nhanh chóng trở thành "ngôi sao" với du khách đến New York, Mỹ cũng như trên mạng xã hội nhờ tính cách thân thiện và sở thích của mình. 

cho-tro-thanh-ngoi-sao-vi-thich-om-chan-du-khach-1

Mỗi khi Louboutina muốn ôm một ai đó, nó sẽ dừng lại, nghiêng đầu về phía người đó, rồi ngồi bên cạnh trước khi ôm họ. Mọi người đều tỏ ra thích thú với hành động của Louboutina, họ thường thốt lên "thật đáng yêu" mỗi khi được nó ôm. Ảnh: Instagram.

Danh tiếng của Louboutina lan rộng trên khắp nước Mỹ và các nước khác. Rất nhiều khách du lịch đã đến New York và cố gắng để gặp được nó. Chính vì vậy, ít nhất mỗi tháng một lần, Cesar và Louboutina đều đi ra ngoài để gặp gỡ "người hâm mộ".

Sự nổi tiếng cũng khiến Louboutina được xuất hiện trên các bản tin ở Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhận được lời mời xuất hiện trên các chương trình truyền hình.

Xem thêm Mèo 'mặt ngầu' làm thuyền trưởng trên tàu du lịch

Miền Tây bình yên trong mắt khách nước ngoài

Thứ tư, 31/8/2016 | 14:05 GMT+7

Nhiều khách nước ngoài chọn miền Tây làm điểm đến để được ngắm nhìn những cánh đồng lúa bạt ngàn, dạo đường làng bằng xe đạp hay tập làm bánh xèo cùng người dân bản địa.

Đến các tỉnh miền Tây, du khách không thể bỏ qua trải nghiệm ngồi thuyền khám phá làng quê Việt trên những dòng kênh, rạch đan vào chằng chịt.

Với một chiếc xe đạp, du khách lại có thể dễ dàng dừng chân chụp ảnh bất cứ đâu khi bắt gặp cảnh người dân đang thu hoạch lúa, hoặc bắt cá trên đồng hay mương rạch.

Điểm dừng có thể là bên một cánh đồng lát để các du khách tìm hiểu về nghề làm chiếu lát. Đây là một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Bước vào vườn thanh long của người dân, du khách sẽ có dịp tìm hiểu thêm về loài cây mang lại lợi ích kinh tế lớn cho cả vùng, qua lời giới thiệu của chủ vườn hoặc hướng dẫn viên.

Để có được sản phẩm mù u, người dân phải đợi trái chín và rụng xuống đất. Họ tìm kiếm và lượm mang về đập ra lấy ruột bên trong, bỏ phần vỏ bên ngoài, sau đó giã nhuyễn trộn với bông gòn hoặc xơ sợi dừa sấy khô, ủ trong hai tuần. Tiếp đó mù u vắt vào que tre chuẩn bị sẵn và phơi nắng khoảng 3,4 ngày là có thể đốt cháy được. Mỗi cây cháy đến 30 phút.

Chằm lá là công việc quen thuộc của người dân miền Tây. Trong ảnh, một du khách Pháp đang tập kết lá dừa nước dưới sự chỉ dẫn của một phụ nữ địa phương. Lá dừa được đốn sau đó ngâm dưới nước một thời gian cho mềm dẻo để chằm. Công dụng chính là để làm mái nhà hay vách tường.

Đi trên cầu khỉ cheo leo làm du khách đôi khi đứng tim khi nhìn xuống dưới, nhưng hầu hết đều rất vui như vừa mới tham gia một trò chơi mạo hiểm.

Buổi tối, du khách còn được hướng dẫn làm bánh xèo miền Tây. Nguyên liệu chính là thịt heo bầm, tôm, hành tây thái nhỏ, và bột gạo có pha màu vàng nghệ.

Đốt đuốc lá dừa để soi đường đi đến nhà của một cựu chiến binh và lắng nghe ông kể về vùng quê này cách đây 40 năm là một trải nghiệm thú vị dành cho du khách.

Tại đây, du khách và chủ nhà cùng ngồi quay quần. Ánh sáng từ cây rọi mù u đủ soi sáng một khoảng, tạo không khí ấm cúng cho các du khách và người dân. Họ cùng nhau thưởng thức tách trà nóng, hát những bài hát tiếng Việt và cả tiếng nước ngoài. Trong không khí ấm cúng ấy, họ kể cho nhau nghe những câu chuyện cuộc đời mình. Chủ nhà là một người từng tham gia chiến tranh, và đã để lại chiến trường một phần thân thể. Ông nhiệt tình mang đến cho du khách những câu chuyện về đời mình, làng quê bị bom đạn trong thời chiến và đệm đàn cho du khách nghe với những bài hát cách mạng.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Sa Pa, Đà Nẵng tổ chức lễ hội hoa đăng dịp Trung thu

Hoa đăng là lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại thị trấn Sa Pa trong dịp Tết Trung thu vào các ngày 13-15/8 âm lịch, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống và thu hút du khách đến địa phương. Mùa Trung thu năm nay (13-15/9), lễ hội Hoa đăng hứa hẹn được đổi mới, đầu tư công phu, sáng tạo rõ nét về hiệu ứng hình ảnh, tạo hình, màu sắc...

Tham gia lễ hội Hoa đăng Sa Pa năm 2016, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hàng nghìn chiếc đèn rực rỡ, nhiều hình thù, kiểu dáng độc đáo... mang đậm nét văn hóa núi rừng Tây Bắc. Màn rước đèn đi quanh các tuyến phố trung tâm thị trấn Sa Pa sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm ấn tượng về Trung thu phố núi.

sa-pa-da-nang-to-chuc-le-hoi-hoa-dang-dip-trung-thu

Đèn lồng trang trí ở vòng quay Sun Wheel Đà Nẵng. 

Các ngày 9-15/9, tại Công viên Châu Á (Đà Nẵng) sẽ tổ chức Lễ hội đèn lồng 2016 với chủ đề “Châu Á rực rỡ”. Người dân thành phố bên sông Hàn và du khách sẽ thưởng ngoạn bữa tiệc ánh sáng và tham gia nhiều hoạt động rộn ràng như múa lân, lễ diễu hành đèn lồng biểu trưng cho linh vật 10 nước châu Á. Tại lễ hội, các linh vật được dựng thành đèn lồng có chiều cao lên tới 2 m, thắp sáng rực rỡ và nối đuôi nhau diễu hành qua khu vực biểu trưng cho các quốc gia châu Á: Khu Nhật Bản, Campuchia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan...

Tại Hội An, các ngày 12-15/9, các hoạt động Trung thu truyền thống cũng được tổ chức để kết nối Hội An với du khách như: Hội thi múa lân, Hội thi múa thiên cẩu, đặc biệt là màn tái hiện “Đêm Phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20”.

Xem thêm: Tết Trung thu ở các nước châu Á

Chaka - tấm gương khổng lồ của bầu trời Trung Quốc

Thứ tư, 31/8/2016 | 12:03 GMT+7

Hồ muối Chaka có bề mặt phẳng, khi trời sáng và trong có thể phản chiếu được cả mây trời như một tấm gương lớn nằm trên mặt đất.

Hồ muối Chaka nằm gần thị trấn Chaka, huyện Ô Lan, là một trong những hồ đẹp nhất vùng Qaidam Basin, thuộc tỉnh Thanh Hải, phía tây bắc Trung Quốc. Hồ dài khoảng 9 km, rộng 15 km, bao phủ bằng lớp muối dày và cứng. Suốt mùa khô, hồ có diện tích nhỏ hơn, chỉ khi trời mưa, hồ mới mở rộng ra. 

Lòng hồ Chaka khá nông, chỉ tới mắt cá chân, cho phép du khách đi bộ qua. Tại nhiều thời điểm, mặt nước hồ màu xanh như pha lê có thể phản chiếu hình ảnh bầu trời như thể một tấm gương khổng lổ đặt dưới mặt đất. 

Vì vậy hồ muối Chaka được mệnh danh là "tấm gương của trời". Thực tế Chaka giống như phiên bản nhỏ của Salar de Uyuni - hồ muối nổi tiếng của Bolivia. 
 

Các hồ muối ở Qaidam Basin đã được con người khai thác từ hơn 3.000 năm nay. Suốt thời nhà Hán, người dân địa phương là tộc người Qiang sống dựa vào các hồ này để có muối. Nguồn muối có ở một số nơi khác như hồ Xian, nay là hồ Qianghai, và hồ muối ở thành phố Tấn Thành. 

Khu vực chứa hồ nước này từng nằm ở một vùng biển nông. Vận động kiến tạo sau đó đã nâng nền đất lên 3.000 m tạo nên vùng Qinghai-Tibet (cao nguyên Thanh Tạng). Những vũng nhỏ nước biển còn tồn lại tạo thành hồ muối, hợp thành hồ Chaka. Muối từ các vùng núi cũng chảy xuống theo nước mưa và các dòng sông, qua thời gian muối tích tụ dần trong hồ. Hiện nay, Chaka đã có tới hơn 5 m muối. 

Du khách thích thú bước trên mặt hồ, những khu vực muối dày để khám phá và chụp ảnh kỷ niệm.

Khai thác muối mở rộng từ nửa sau thế kỷ 18. Vì lượng muối nhiều, việc khai thác không hề gặp khó khăn. Ngày nay, khai thác diện rộng được thực hiện bằng máy móc hiện đại đã giúp nhà máy muối Chaka sản xuất ra hàng trăm tấn muối chất lượng cao hàng năm. Muối ở đây được bán trong nước và xuất khẩu tới cả Nhật Bản, Nepal và vùng Trung Đông.  

Cảnh trời đêm mê hoặc của hồ muối Chaka sẽ quyến rũ du khách từ cái nhìn đầu tiên, đặc biệt là những nhiếp ảnh gia.

Hương Chi   |  

Những món chưa ăn chưa biết Hà Giang

Thứ tư, 31/8/2016 | 10:31 GMT+7

Thắng cố, rêu nướng, cháo Ấu tẩu, bánh cuốn nước xương là những món ăn mang đậm phong vị vùng đất Hà Giang.

nhung-mon-chua-an-chua-biet-ha-giang

Bánh cuốn trứng

Không giống miền xuôi, bánh cuốn trứng Hà Giang có nước chấm làm từ nước ninh xương, thả thêm nhúm hành lá và vài miếng giò cắt nhỏ. Bánh cuốn khi tráng được đập thêm một quả trứng rồi cuộn lại để chín hơi ở bên trong. Trứng khi ấy chỉ chín lòng đào nên khách ăn cần cẩn thận để không bị tràn ra ngoài. Bánh cuốn chấm cùng nước lèo nóng hổi, ăn miếng đầu thấy hơi nhạt nhẽo nhưng ăn tiếp sẽ thấy “đã” vô cùng. Bạn có thể tìm đến các quán ở đường Lý Tự Trọng (TP Hà Giang) hoặc đối diện chợ Đồng Văn cũ. Ảnh: dulichhagiang

nhung-mon-chua-an-chua-biet-ha-giang-1

Thắng cố

Nhiều khách dưới xuôi thường đồn thổi tất cả ruột gan, phèo, phổi của con ngựa không cần rửa và làm sạch mà cho hết vào nồi thắng cố nên món ăn mới có mùi kỳ lạ thế. Thực tế, đó là mùi từ địa liền, lá chanh nướng, hạt dổi, củ sả quyện cùng nồi nước thịt ninh nhừ.

Món thắng cố phải nấu trên bếp than đượm lửa. Người nấu trút các miếng thịt ngựa đã xắt vừa ăn vào chảo lớn, không cần thêm dầu mỡ mà để tự mỡ từ miếng thịt ngựa chảy ra rán chính nó. Khi đảo thịt se cạnh mới đổ nước vào chảo và cứ ninh như thế hàng tiếng đồng hồ trên lửa to đến lúc thịt nhừ, thi thoảng mở vung, hớt váng mỡ đổ đi để nước trong chứ không bị đục. Ngồi bên nhau trong tiết trời se lạnh của Hà Giang, ăn miếng thắng cố nóng hổi và nhâm nhi chén rượu men lá thơm nồng, du khách sẽ hiểu được tại sao người vùng cao cứ đến chợ phiên lại phải gặp nhau bên bát thắng cốm chén rượu ngô đến say ngất ngây mới trở về nhà. Ảnh: mixtourist

nhung-mon-chua-an-chua-biet-ha-giang-2

Cháo ấu tẩu

Không chỉ là món ăn đơn thuần, bát cháo còn là một vị thuốc giải cảm, chính vì thế mà các quán bán cháo ấu tẩu thường chỉ mở vào ban đêm khi tiết trời chuyển sang se lạnh. Cháo nấu từ nếp, tẻ thơm, củ ấu tẩu, nước hầm chân giò, khi ăn rắc thêm các loại rau thơm và chút thịt nạc băm nhỏ. Cháo có vị đắng nên còn được gọi là cháo đắng. Giữa đêm lạnh, ngồi nhẩn nha từng thìa cháo đắng bên cạnh bếp lửa bập bùng, cũng là một cách khám phá thêm về văn hóa và ẩm thực của mảnh đất Hà Giang. Ảnh: Viettrip

nhung-mon-chua-an-chua-biet-ha-giang-3

Rêu nướng

Kỳ lạ nhất trong các món ăn ở Hà Giang phải kể đến rêu nướng của người dân tộc Tày, xã Xuân Giang, Quang Bình. Bà con dân tộc thường tìm những bãi rêu lớn ở suối, mang về làm kỹ cho sạch nhớt rồi chế biến thành các món như rêu rán, rêu khô, rêu nướng. Nhưng nổi tiếng và ngon nhất vẫn là món rêu nướng. Sau khi tẩm ướp với gia vị, xả, mùi tàu, dăm và hạt dổi, rêu được gói trong lá rồi hoặc kẹp que tre nướng trực tiếp trên than. Chín mặt này mới lật mặt kia nướng tiếp chứ không lật đi lật lại nhiều lần như các món nướng khác. Ảnh: Phong Vũ

nhung-mon-chua-an-chua-biet-ha-giang-4

Thắng dền

Khá giống với bánh trôi tàu hay bán ở Hà Nội, thắng dền làm từ bột gạo nếp bọc nhân đậu xanh hoặc không nhân, nặn to hơn đầu ngón tay cái một chút và cho vào luộc. Đến khi nào bánh nổi lên trên bề mặt nước thì vớt vào bát, chan nước dùng nấu từ đường hoa mai, nước cốt dừa và gừng tươi thái lát. Khi ăn chủ quán rắc thêm chút dừa nạo và lạc hoặc vừng rang chín thơm. Giữa một ngày mùa lạnh ở Đồng Văn, ngồi nhẩn nha ăn từng miếng thắng dền, cảm nhận vị ngọt ngào, béo ngậy và thơm nồng mùi gừng, giúp cái lạnh giảm đi ít nhiều lần. Ảnh: Hagiangonline

nhung-mon-chua-an-chua-biet-ha-giang-5

Lạp xưởng gác bếp

Loại thịt được người dân Hà Giang chọn làm lạp xưởng phải là loại thịt nửa nạc, nửa mỡ. Thịt được lược bỏ bì, băm rối rồi ướp gia vị, rượu trắng, nước gừng, nhồi lòng, sau đó mang gác bếp đến khô để món ăn đượm mùi khói bếp và thơm thoang thoảng mùi rượu, gia vị của vùng cao. Khi ăn người ta mang chiên cả khúc rồi xắt lát, chấm với mắm gừng. Miếng lạp xưởng gác bếp có vị dai dẻo của thịt, béo của mỡ và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu khác. Ảnh: Hagiangtv

nhung-mon-chua-an-chua-biet-ha-giang-6

Phở chua

Phở chua có tên gọi gốc Trung Quốc là “Lương pàn”, nghĩa là phở mát, vì thế đây là món ăn phổ biến ở Hà Giang vào mùa hè. Nguyên liệu làm nên bát phở gồm bánh phở, thịt xá xíu, vịt quay, lạp xưởng, lạc chao dầu cùng các loại rau thơm, đu đủ nạo rồi cuối cùng rưới nước dùng phở sền sệt, chua chua, ngọt ngọt lên trên. Bát phở ăn có vị lạ miệng khác hẳn với phở nước thông thường dưới vùng xuôi, phổ biến tại các chợ phiên Hà Giang. Ảnh: Linh An

Xem thêm: Lưu ý phượt Hà Giang mùa tam giác mạch

Yên Hòa

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parent().parent().parent().parent(); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = 'http://vnexpress.net'; Parser.URL = 'http://ift.tt/1MZpeX8'; Parser.FLASH_URL = 'http://ift.tt/1MZpghA'; Parser.SITE_ID = 1003231; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } });

Đồ tươi ngon ở khu chợ cá lớn nhất thế giới

Thứ tư, 31/8/2016 | 02:08 GMT+7

Chợ Tsukiji ở Tokyo (Nhật Bản) mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2.000 tấn hải sản với hàng nghìn sản phẩm từ những con cá mòi bé xíu đến cá ngừ nặng 300 kg.

do-tuoi-ngon-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi

Kẹp giữa dòng sông Sumida và khu trung tâm mua sắm hạng sang Ginza là chợ buôn bán Tsukiji. Chợ cá Tsukiji có diện tích trên 285.000 m2, nổi tiếng về các mặt hàng thủy sản. Mỗi ngày, có khoảng 2.000 tấn hải sản được tiêu thụ nơi đây xuất đi nhiều nơi. Đây là thị thị trường thủy sản lớn nhất trên thế giới. Chợ cá đầu tiên có tên là Uogashi, được thành lập vào thế kỷ 16. Nhưng sau trận động đất vào năm 1923, nơi này đã bị tàn phá nên thị trường cá được chuyển lên huyện Tsukiji. Bắt đầu từ năm 1935, chợ cá Tsukiji trở thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của thủ đô Nhật Bản. 

do-tuoi-ngon-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-1

Chợ cá Tsukiji mỗi ngày kinh doanh hơn 400 loại khác nhau, từ rong biển giá rẻ đến trứng cá muối đắt tiền nhất, và từ những con cá mòi bé xíu đến cá ngừ vây xanh nặng đến vài trăm kg. Thậm chí nơi đây còn bán cả thịt cá voi.

do-tuoi-ngon-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-2

Theo ước tính, có khoảng 700.000 tấn hải sản có trị giá 5,9 tỷ USD được bán ở đây mỗi năm.

do-tuoi-ngon-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-3

Nổi tiếng nhất của khu vực này là cuộc bán đấu giá cá ngừ, mà có khi giá bán lên tới vài nghìn USD cho một con cá. Trong năm 2013, chủ nhà hàng sushi Kiyoshi Kimuyra đã lập kỷ lục khi trả giá 154,4 triệu Yên (khoảng 1,3 triệu USD) cho một con cá ngừ vây xanh nặng 222 kg. Thời điểm 3 giờ sáng là lúc khách bắt đầu xếp hàng để thăm quan và xem cuộc đấu giá.

do-tuoi-ngon-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-4

Cuộc đấu giá bắt đầu vào khoảng 5h30 và kết thúc lúc 10h. Sau khi cá được mua thì những người bán hàng sẽ cắt và chuẩn bị để vận chuyển đến các sạp bán lẻ và nhà hàng.

do-tuoi-ngon-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-5

Đối với loài cá lớn như cá ngừ, cá voi thì sẽ cần một quá trình sơ chế phức tạp hơn. Cá ngừ đông lạnh và cá kiếm thường được cắt bằng lưỡi cưa máy. 

do-tuoi-ngon-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-6

Còn để cắt cá ngừ tươi to người ta phải dùng đến một chiếc dao dài hơn một mét.

do-tuoi-ngon-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-7

Và vào ngày 4/1/2016, phiên đấu giá cuối cùng của khu chợ hải sản 80 năm tuổi này đã diễn ra. Bởi cuối năm nay chợ Tsukiji sẽ được di chuyển đến địa điểm mới ở ở vịnh Tokyo. Thành phố Tokyo đang có kế hoạch xây dựng nơi này thành khu vực để chuẩn bị cho Thế vận hội vào năm 2020.

Chợ cá Tsukiji có 2 khu vực, bên trong chợ và bên ngoài chợ. Bên trong chợ là khu vực các cửa hàng kinh doanh ăn uống hay đến để mua nguyên liệu, bên ngoài chợ là nơi dành cho khách tham quan. Chợ cá Tsukiji có nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng với những món ăn ngon, bắt mắt khiến khách du lịch không thể chối từ. Nhiều cửa hàng ở Tsukiji chỉ mở cửa buổi sáng, không kinh doanh vào buổi chiều do đó bạn nên đến sớm để được thưởng thức các món ăn ngon ở đây. Chợ cá Tsukiji có nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng với những món ăn ngon, bắt mắt. Ảnh: martinbaileyphotography.com Chợ cá Tsukiji có nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng với những món ăn ngon, bắt mắt. Ảnh: martinbaileyphotography.com Nhắc đến Tsukiji là người ta nghĩ ngay đến những món ăn được nhiều người yêu thích như Sushi, Kaisendon, được làm từ hải sản tươi sống vừa mới bắt lên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều món ăn ngon khác dành cho người không ăn được cá sống. Trong quán Teishoku, có nhiều món ăn đã được nấu chín như cá nướng, cá kho& hoặc quán Ramen, Gyudon, các quán chuyên về thịt gà. Du khách phải xếp hàng để có thể thưởng thức các món ăn hấp dẫn tại đây. Ảnh: jacqsowhat.com Du khách phải xếp hàng để có thể thưởng thức các món ăn hấp dẫn tại đây. Ảnh: jacqsowhat.com Một điểm thú vị nữa là bạn có thể vừa đi bộ vừa thưởng thức nhiều loại đồ ăn phong phú từ tôm nướng muối, hào sống, Katsu Sando, Onigiri, xiên que nướng& Cũng có nhiều quán chuyên bán trứng chiên nên những người không ăn được các loại cá có thể yên tâm.

Chợ cá Tsukiji có 2 khu vực, bên trong chợ và bên ngoài chợ. Bên trong chợ là khu vực các cửa hàng kinh doanh ăn uống hay đến để mua nguyên liệu, bên ngoài chợ là nơi dành cho khách tham quan. Chợ cá Tsukiji có nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng với những món ăn ngon, bắt mắt khiến khách du lịch không thể chối từ như Sushi, Kaisendon, được làm từ hải sản tươi sống, mỳ Ramen, Gyudon, các quán chuyên về thịt gà....

Xem thêm: Chợ cá Tsukiji 80 tuổi mở phiên đấu giá cuối cùng

Theo Ngoisao

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parent().parent().parent().parent(); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = 'http://vnexpress.net'; Parser.URL = 'http://ift.tt/1MZpeX8'; Parser.FLASH_URL = 'http://ift.tt/1MZpghA'; Parser.SITE_ID = 1003231; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } });

Hoàng cung Huế miễn phí tham quan ngày 2/9

Đây là chương trình nằm trong "Tuần lễ vàng du lịch tại di sản Huế", diễn ra từ ngày 2 đến 8/9. Ngoài mở cửa tự do trong ngày Quốc khánh, du khách còn được miễn phí vé tham quan một số điểm di tích khi mua vé tuyến trong thời gian trên.

Cụ thể, miễn vé tham quan lăng Thiệu Trị và cung An Định khi mua vé tuyến 3 điểm: Hoàng cung – lăng Minh Mạng – lăng Khải Định. Miễn vé tham quan các điểm còn lại (lăng Gia Long, lăng Thiệu Trị, điện Hòn Chén và cung An Định) khi mua vé tuyến 4 điểm: Hoàng cung – lăng Minh Mạng – lăng Tự Đức – lăng Khải Định).

hoang-cung-hue-mien-phi-tham-quan-ngay-2-9

Vé tham quan Hoàng cung Huế là 150.000 đồng; lăng Khải Định, Tự Đức, Khải Định là 100.000 đồng; lăng Gia Long, Thiệu Trị, Đồng Khánh, điện Hòn Chén là 40.000 đồng; Cung An Định, đàn Nam Giao 20.000 đồng. Ảnh: Tuấn Đào.

Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cũng áp dụng giảm 50% giá vé cho các đoàn sinh viên, miễn phí thuyết minh tại các điểm di tích cho các đoàn từ 20 khách trở lên, giảm một nửa giá vé xem biểu diễn Nhã nhạc tại Nhà hát Duyệt Thị Đường và nhiều chương trình giảm giá khác.

Du khách đến Huế đầu tháng 9 còn có cơ hội được xem tái hiện các nghi thức cung đình: Lễ Đổi gác tại Ngọ Môn, Hoàng Thái hậu hồi cung ở Trường lang Tử Cấm Thành, biểu diễn Đại Nhạc tại sân Thế Miếu, biểu diễn hòa tấu nhạc truyền thống tại Cung Trường Sanh và biểu diễn Ca Huế tại lăng Tự Đức.

Xem thêm: Khu lăng mộ duy nhất pha trộn kiến trúc Đông - Tây ở Huế

Du khách bị lạc trên núi tìm được đường về nhờ mèo

Một nam du khách giấu tên người Hungary đến du lịch ở Thụy Sĩ. Trong một lần khám phá những ngọn núi gần làng Gimmelwald, anh bị lạc đường. Du khách này kiểm tra bản đồ và biết rằng cách duy nhất để đi xuống là theo đường mòn. Nhưng anh đến du lịch vào thời điểm mùa trượt tuyết đã kết thúc, nên cáp treo và con đường mòn duy nhất xuống núi đã đóng cửa, Rebelmouse đưa tin ngày 30/8.

du-khach-bi-lac-tren-nui-tim-duoc-duong-ve-nho-meo

Con mèo thân thiện đã giúp du khách bị lạc trên núi tìm được đường trở về thung lũng. Ảnh: Reddit/sc4s2cg.

Khi đó, một con mèo xuất hiện và anh quyết định đi theo vì nhận ra nó nhìn anh rồi đi về phía trước. Cuối cùng, anh đến được một con đường có thể trở về thung lũng.

Video quay lại cảnh dẫn đường của con mèo được du khách đăng lên mạng Reddit và thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Không ít người đã nhận ra đây là con mèo được nuôi bởi chủ một khách sạn gần đó và thường xuyên cùng du khách tham gia vào các chuyến đi xung quanh sườn núi.

 Gimmelwald là một ngôi làng xinh đẹp nằm ở trên dãy Alps, Thụy Sĩ, với độ cao 1.363 m. Đây là địa chỉ thu hút khách du lịch, đặc biệt là những người thích đi bộ đường dài, leo núi, nhảy dù.. bởi quang cảnh miền núi tuyệt vời và khí hậu trong lành.  

Xem thêm Mèo 'mặt ngầu' làm thuyền trưởng trên tàu du lịch

4 du khách bị đâm trong lễ hội đường phố lớn nhất châu Âu

Vụ tấn công bằng dao trong ngày đầu tiên của lễ hội Notting Hill Carnival ở London, Anh đã làm 4 người bị thương, trong đó có một nạn nhân nguy kịch. Ba nạn nhân khác, gồm hai du khách nam cũng đã được đưa tới bệnh viện.

4-du-khach-bi-dam-trong-le-hoi-duong-pho-lon-nhat-chau-au

Do số lượng người tham gia đông đảo, hàng loạt vụ bạo lực đã xảy ra. Notting Hill Carnival năm 2008 kết thúc bằng một cuộc bạo loạn đường phố. Năm 2015, cảnh sát đã bắt giữ 407 người. Năm nay, London đã mở rộng triển khai tới 7.000 cảnh sát để giữ gìn trật tự lễ hội. Ảnh: BI.

Đến Ngày của trẻ em trong lễ hội (Children's Day, 30/8), cảnh sát London đã bắt giữ 71 người và tịch thu 20 con dao. Lực lượng cảnh sát cho biết, 105 người đã bị giam do bị tình nghi tàng trữ ma túy, mang theo dao, tấn công, lạm dụng tình dục và trộm cắp…

Dịch vụ Cứu thương London cho biết trước 12h đêm 28/8, có 411 người đã phải nhờ đến sự trợ giúp y tế, trong đó 77 người nhập viện.

Notting Hill Carnival là lễ hội đường phố lớn nhất châu Âu có lịch sử từ năm 1964. Lễ hội này diễn ra tại thủ đô nước Anh vào cuối tháng 8 hàng năm. Lễ hội được miêu tả là ngập tràn âm thanh và màu sắc. Có khoảng một triệu người đã đổ về Notting Hill trong ngày đầu diễn ra lễ hội.

Xem thêm 11 người bị thương trong tai nạn tàu lượn ở Scotland

Mỹ Phượng

Huế mở cửa miễn phí các điểm di tích ngày 2/9

Đây là chương trình nằm trong "Tuần lễ vàng du lịch tại di sản Huế", diễn ra từ ngày 2 đến 8/9. Ngoài mở cửa tự do trong ngày Quốc khánh, du khách còn được miễn phí vé tham quan một số điểm di tích khi mua vé tuyến trong thời gian trên.

Cụ thể, miễn vé tham quan lăng Thiệu Trị và cung An Định khi mua vé tuyến 3 điểm: Hoàng cung – lăng Minh Mạng – lăng Khải Định. Miễn vé tham quan các điểm còn lại (lăng Gia Long, lăng Thiệu Trị, điện Hòn Chén và cung An Định) khi mua vé tuyến 4 điểm: Hoàng cung – lăng Minh Mạng – lăng Tự Đức – lăng Khải Định).

hue-mo-cua-mien-phi-cac-diem-di-tich-ngay-2-9

Vé tham quan Hoàng cung Huế là 150.000 đồng; lăng Khải Định, Tự Đức, Khải Định là 100.000 đồng; lăng Gia Long, Thiệu Trị, Đồng Khánh, điện Hòn Chén là 40.000 đồng; Cung An Định, đàn Nam Giao là 20.000 đồng. Ảnh: Tuấn Đào.

Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cũng áp dụng giảm 50% giá vé cho các đoàn sinh viên, miễn phí thuyết minh tại các điểm di tích cho các đoàn từ 20 khách trở lên, giảm một nửa giá vé xem biểu diễn Nhã nhạc tại Nhà hát Duyệt Thị Đường và nhiều chương trình giảm giá khác.

Du khách đến Huế đầu tháng 9 còn có cơ hội được xem tái hiện các nghi thức cung đình: Lễ Đổi gác tại Ngọ Môn, Hoàng Thái hậu hồi cung ở Trường lang Tử Cấm Thành, biểu diễn Đại Nhạc tại sân Thế Miếu, biểu diễn hòa tấu nhạc truyền thống tại Cung Trường Sanh và biểu diễn Ca Huế tại lăng Tự Đức.

Xem thêm: Khu lăng mộ duy nhất pha trộn kiến trúc Đông - Tây ở Huế

5 resort mở cửa là có thể ngắm lúa

Tháng 9 là thời điểm rất nhiều bạn trẻ lên đường để ngắm những cánh đồng lúa chín. Nếu muốn kết hợp nghỉ dưỡng và trải nghiệm "đặc sản" mùa vàng, bạn có thể tham khảo các resort dưới đây.

Topas Eco Lodge, Lào Cai

5-resort-mo-cua-la-co-the-ngam-lua

Giá phòng một đêm cho 2 người bao gồm bữa sáng và xe đưa đón từ Hà Nội là 172 USD. Ảnh: Topas.

Khu nghỉ dưỡng nằm trên một quả đồi khá bằng phẳng, nhìn xuống thung lũng Mường Hoa, cách thị trấn Sa Pa chừng 18 km. Thời gian này, những thửa ruộng bậc thang xung quanh khu nghỉ phủ một màu xanh mướt, nhưng chỉ ít ngày nữa, tất cả sẽ chuyển sang màu vàng óng, khiến cả khu nghỉ như khoác lên màu áo mới.

Tại đây có 25 phòng được thiết kết theo phong cách nhà sàn truyền thống, tường làm bằng đá granit trắng, mái lợp lá cọ, nội thất gỗ và mây, tre. Các phòng đều có ban công riêng nhìn ra thung lũng nên không phải đi xa, bạn đã có thể thu vào tầm mắt khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

Địa chỉ: xã Thanh Kim, huyện Sa Pa.

Ảnh khu Topas Eco Lodge

Mai Châu Villas, Hòa Bình

5-resort-mo-cua-la-co-the-ngam-lua-1

Giá phòng từ 1,8 triệu đồng một đêm. Ảnh: Chi Chi

"Đặc sản" của Mai Châu là những cánh đồng lúa ngút ngàn được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp. Do đó, các resort ở đây cũng thường xây dựng kiểu nhà sàn truyền thống nằm giữa thung lũng lúa, nhằm đem đến trải nghiệm yên bình, đậm chất địa phương nhất cho du khách, mà Mai Châu Villas là một ví dụ.

Khu nghỉ nằm giữa thung lũng Cha Lang, cách trung tâm thị trấn Mai Châu chừng 15 km. Tại đây có 10 villa, lợp mái tranh, nằm độc lập nhưng liên kết với nhau bằng những lối đi ngập tràn cây xanh và hoa cỏ cùng một hồ bơi nhỏ xinh. Buổi sáng du khách có thể đạp xe dạo quanh các cánh đồng để hít thở bầu không khí trong lành và khung cảnh nên thơ. Sau đó thăm thú các bản làng của đồng bào dân tộc Thái, thưởng thức điệu xòe quạt hay các món ăn truyền thống tại đây.

Địa chỉ: Bản Cha Lang, xã Mai Hịch, huyện Mai Châu.

Ảnh khu Mai Châu Villas

Tam Cốc Garden, Ninh Bình

5-resort-mo-cua-la-co-the-ngam-lua-2

Giá phòng từ 135 đến 170 USD. Ảnh: Tam Coc Garden.

Tháng 9 không phải là mùa đẹp nhất ở Tam Cốc nhưng với khu nghỉ dưỡng ở Hoa Lư, rất đáng để bạn trở lại. Nơi này được thiết kế như một làng quê Bắc Bộ thu nhỏ, với ngôi nhà truyền thống bằng đá, mái ngói, rào tre, xung quanh là vườn rau xanh, ao ngập hoa súng và những cánh đồng lúa miên man.

Hiện đại, tối giản, phần nội thất của các phòng không hề tách biệt với quang cảnh bên ngoài mà gần gũi, ấm áp với tông màu vàng, tạo cảm giác cho du khách như trở về nhà. Tại đây có 8 căn nhà riêng, mỗi căn được chia làm hai phòng ngủ với diện tích gần 40 m2, tiền sảnh hướng trọn ra cảnh quan thơ mộng bao quanh với đồng lúa hay những dãy núi đá vôi hùng vĩ.

Địa chỉ: Thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.

Ảnh Tam Cốc Garden

Pù Luông Retreat, Thanh Hóa

5-resort-mo-cua-la-co-the-ngam-lua-3

Giá phòng bungalow dao động từ 1,4 triệu đến 2,5 triệu đồng.

Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, đây là resort được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua. Khu nghỉ có vị thế được nhiều du khách tâm đắc khi xung quanh là khung cảnh núi non hùng vĩ xen lẫn vẻ quyến rũ của những thửa ruộng bậc thang.

Resort có 5 bungalow riêng tư và 2 nhà sàn phục vụ cho du khách lưu trú tập thể. Chỉ cần mở cánh cửa phòng là bạn có thể thu vào tầm mắt những tầng lúa nối tiếp, đổi màu theo mùa. Cùng một cuốn sách, ngồi thư thả nghiền ngẫm bên ban công lộng gió, bạn sẽ có những giây phút quên cả lối về.

Địa chỉ:  Bản Đôn, xã Thanh Lâm, huyện Bá Thước.

Ảnh Pù Luông Retreat

Victoria Núi Sam Lodge, An Giang

5-resort-mo-cua-la-co-the-ngam-lua-4

Giá phòng từ 1,2 triệu đồng một đêm.

Khác với những khu nghỉ trên, khung cảnh cánh đồng lúa trải dài tít tắp là cảnh tượng thường thấy ở resort ở Núi Sam. Nơi này được xây dựng theo phong cách tối giản, hiện đại và hòa quyện và không gian tràn ngập sắc xanh xung quanh. Tại đây có 36 phòng nghỉ với nội thất tinh tế với sàn gạch và đồ gỗ đồng gam màu đỏ ấm, ban công riêng nhìn xuống cánh đồng lúa thơ mộng bên dưới. Du khách đến nghỉ có thể kết hợp khám phá khung cảnh đồng quê đặc trưng của miền Tây cùng những ngồi chùa cổ kính nằm cách đó không xa.

Địa chỉ: Vĩnh Đông 1, phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc.

Ảnh Victoria Núi Sam Lodge

Đồ tươi ngon hết sảy ở khu chợ cá lớn nhất thế giới

Thứ tư, 31/8/2016 | 02:08 GMT+7

Chợ Tsukiji ở Tokyo mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2.000 tấn hải sản với hàng nghìn sản phẩm từ những con cá mòi bé xíu đến cá ngừ nặng 300 kg.

do-tuoi-ngon-het-say-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi

Kẹp giữa dòng sông Sumida và khu trung tâm mua sắm hạng sang Ginza là chợ buôn bán Tsukiji. Chợ cá Tsukiji có diện tích trên 285.000 m2, nổi tiếng về các mặt hàng thủy sản. Mỗi ngày, có khoảng 2.000 tấn hải sản được tiêu thụ nơi đây xuất đi nhiều nơi. Đây là thị thị trường thủy sản lớn nhất trên thế giới. Chợ cá đầu tiên có tên là Uogashi, được thành lập vào thế kỷ 16. Nhưng sau trận động đất vào năm 1923, nơi này đã bị tàn phá nên thị trường cá được chuyển lên huyện Tsukiji. Bắt đầu từ năm 1935, chợ cá Tsukiji trở thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của thủ đô Nhật Bản. 

do-tuoi-ngon-het-say-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-1

Chợ cá Tsukiji mỗi ngày kinh doanh hơn 400 loại khác nhau, từ rong biển giá rẻ đến trứng cá muối đắt tiền nhất, và từ những con cá mòi bé xíu đến cá ngừ vây xanh nặng đến vài trăm kg. Thậm chí nơi đây còn bán cả thịt cá voi.

do-tuoi-ngon-het-say-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-2

Theo ước tính, có khoảng 700.000 tấn hải sản có trị giá 5,9 tỷ USD được bán ở đây mỗi năm.

do-tuoi-ngon-het-say-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-3

Nổi tiếng nhất của khu vực này là cuộc bán đấu giá cá ngừ, mà có khi giá bán lên tới vài nghìn USD cho một con cá. Trong năm 2013, chủ nhà hàng sushi Kiyoshi Kimuyra đã lập kỷ lục khi trả giá 154,4 triệu Yên (khoảng 1,3 triệu USD) cho một con cá ngừ vây xanh nặng 222 kg. Thời điểm 3 giờ sáng là lúc khách bắt đầu xếp hàng để thăm quan và xem cuộc đấu giá.

do-tuoi-ngon-het-say-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-4

Cuộc đấu giá bắt đầu vào khoảng 5h30 và kết thúc lúc 10h. Sau khi cá được mua thì những người bán hàng sẽ cắt và chuẩn bị để vận chuyển đến các sạp bán lẻ và nhà hàng.

do-tuoi-ngon-het-say-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-5

Đối với loài cá lớn như cá ngừ, cá voi thì sẽ cần một quá trình sơ chế phức tạp hơn. Cá ngừ đông lạnh và cá kiếm thường được cắt bằng lưỡi cưa máy. 

do-tuoi-ngon-het-say-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-6

Còn để cắt cá ngừ tươi to người ta phải dùng đến một chiếc dao dài hơn một mét.

do-tuoi-ngon-het-say-o-khu-cho-ca-lon-nhat-the-gioi-7

Và vào ngày 4/1/2016, phiên đấu giá cuối cùng của khu chợ hải sản 80 năm tuổi này đã diễn ra. Bởi cuối năm nay chợ Tsukiji sẽ được di chuyển đến địa điểm mới ở ở vịnh Tokyo. Thành phố Tokyo đang có kế hoạch xây dựng nơi này thành khu vực để chuẩn bị cho Thế vận hội vào năm 2020.

Chợ cá Tsukiji có 2 khu vực, bên trong chợ và bên ngoài chợ. Bên trong chợ là khu vực các cửa hàng kinh doanh ăn uống hay đến để mua nguyên liệu, bên ngoài chợ là nơi dành cho khách tham quan. Chợ cá Tsukiji có nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng với những món ăn ngon, bắt mắt khiến khách du lịch không thể chối từ. Nhiều cửa hàng ở Tsukiji chỉ mở cửa buổi sáng, không kinh doanh vào buổi chiều do đó bạn nên đến sớm để được thưởng thức các món ăn ngon ở đây. Chợ cá Tsukiji có nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng với những món ăn ngon, bắt mắt. Ảnh: martinbaileyphotography.com Chợ cá Tsukiji có nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng với những món ăn ngon, bắt mắt. Ảnh: martinbaileyphotography.com Nhắc đến Tsukiji là người ta nghĩ ngay đến những món ăn được nhiều người yêu thích như Sushi, Kaisendon, được làm từ hải sản tươi sống vừa mới bắt lên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều món ăn ngon khác dành cho người không ăn được cá sống. Trong quán Teishoku, có nhiều món ăn đã được nấu chín như cá nướng, cá kho& hoặc quán Ramen, Gyudon, các quán chuyên về thịt gà. Du khách phải xếp hàng để có thể thưởng thức các món ăn hấp dẫn tại đây. Ảnh: jacqsowhat.com Du khách phải xếp hàng để có thể thưởng thức các món ăn hấp dẫn tại đây. Ảnh: jacqsowhat.com Một điểm thú vị nữa là bạn có thể vừa đi bộ vừa thưởng thức nhiều loại đồ ăn phong phú từ tôm nướng muối, hào sống, Katsu Sando, Onigiri, xiên que nướng& Cũng có nhiều quán chuyên bán trứng chiên nên những người không ăn được các loại cá có thể yên tâm.

Chợ cá Tsukiji có 2 khu vực, bên trong chợ và bên ngoài chợ. Bên trong chợ là khu vực các cửa hàng kinh doanh ăn uống hay đến để mua nguyên liệu, bên ngoài chợ là nơi dành cho khách tham quan. Chợ cá Tsukiji có nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng với những món ăn ngon, bắt mắt khiến khách du lịch không thể chối từ như Sushi, Kaisendon, được làm từ hải sản tươi sống, mỳ Ramen, Gyudon, các quán chuyên về thịt gà....

Xem thêm: Chợ cá Tsukiji 80 tuổi mở phiên đấu giá cuối cùng

Theo Ngoisao

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parent().parent().parent().parent(); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = 'http://vnexpress.net'; Parser.URL = 'http://ift.tt/1MZpeX8'; Parser.FLASH_URL = 'http://ift.tt/1MZpghA'; Parser.SITE_ID = 1003231; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } });